BÀI 3:  ANH CÓ NHẮN GÌ KHÔNG Ạ?

  • Cách nói / nhắn tin qua điện thoại
  • Tổ hợp biểu thị ý phỏng đoán: hình như
  • Phó từ: lại, đã
  • Kết cấu: vì… nên…

1. Hội thoại

1.1 Dũng gọi điện thoại đến Công ty Du lịch Sài Gòn.

Thư ký: A lô, Công ty Du lịch Sài Gòn xin nghe.
Dũng: Dạ, cô làm ơn cho tôi nói chuyện với cô Thu Thủy.
Thư ký: Vâng, xin anh đợi một chút… A lô, Thu Thủy không có ở đây.
Hình như cô ấy đi ra ngoài rồi. Anh có nhắn gì không ạ?
Dũng: Xin lỗi. Xin cô nói lại một lần nữa.
Thư ký: Anh-có-nhắn-gì-không?
Dũng: Dạ, dạ, có. Cô làm ơn nói với cô Thu Thủy là vì bận nên chiều nay tôi không đến gặp cô ấy được.
Thư ký: Vâng, tôi sẽ nhắn lại. Còn gì nữa không ạ?
Dũng: Dạ, không. Cảm ơn cô nhiều.
Thư ký: Nhưng mà anh tên gì ? A lô… , A lô..

Dựa vào bài hội thoại, trả lời các câu hỏi sau:
1. Dũng gọi điện đến đâu?
2. Dũng muốn nói chuyện với ai?
3. Dũng có nhắn gì không?
4. Cô thư ký có biết tên của Dũng không? Tại sao?

1.2 Chi gọi điện thoại cho Thu Thủy.

Chi: A lô, làm ơn cho tôi nói chuyện với Thu Thủy.
Thu Thủy: Thu Thủy đây. Xin lỗi, ai gọi đấy ạ?
Chi: Chi đây.
Thu Thủy: À, Chi đó hả? Khỏe không?
Chi: Khỏe. Chiều nay Thủy rãnh chứ?
Thu Thủy: Để mình xem lại đã. Có gì không, Chi?
Chi: Mình muốn rủ Thủy chiều nay đi xem phim.
Thu Thủy: Ừ, đi cũng được. Mấy giờ? Ở đâu?
Chi: Năm giờ rưỡi. Ở rap Rex.
Thu Thủy: Năm–giờ–rưỡi. Ở—rạp–Rex.
Chi: Ừ. Thôi, chào nhé. Chiều nay gặp lại. Nhớ đến đúng giờ nhé.
Thu Thủy: Ừ. Chiều nay gặp lại.

Dựa vào bài hội thoại, trả lời các câu hỏi sau:
1. Chi gọi điện cho Thu Thủy để làm gì?
2. Thu Thủy có trả lời ngay câu hỏi của Chi không?
3. Họ sẽ gặp nhau ở đâu? Lúc mấy giờ?

2. Thực hành nói
2.1 Thay thế những từ màu xanh trong các mẫu câu sau đây bằng các từ cho sẵn bên dưới:
1. A lô, làm ơn cho tôi nói chuyện với Thu Thủy.
a. anh Nam
b. bác sĩ Hải
c. ông giám đốc công ty
d. người quản lý khách sạn

2. A lô, Công ty Du lịch Sài Gòn xin nghe.
a. Công ty Xây dựng
b. Bệnh viện Nguyễn Trãi
c. Khách sạn Sài Gòn
d. Khoa Việt Nam học

3. Cô làm ơn cho tôi nói chuyện với cô Thu Thủy.
a. anh, chị Mai
b. chị, ông giám đốc công ty
c. bà, giáo sư Lâm
d. ông, bác sĩ Hải

4. Hình như cô ấy vừa mới đi ra ngoài
a. chị ấy, đến đây
b. bà ấy, về đến nhà
c. anh ấy, gọi điện thoại cho chị
d. cô Lan, gọi điện thoại cho anh

5. Vì bận nên chiều nay tôi không đến gặp cô ấy được.
a. mệt, anh ấy không đi làm việc được
b. bị cảm, bà ấy không đến đây được
c. phải làm việc, cô ấy không gặp anh được
d. không có tiền, anh ấy không đi xem phim được

6. Để mình xem lại đã.
a. tôi, nghỉ một chút
b. chị ấy, suy nghĩ
c. cô ấy, học bài xong
d. ông ấy, làm việc xong

2.2 Thực hiện những đoạn hội thoại ngắn bằng cách thay thế những từ màu xanh trong các mẫu câu bằng các từ cho sẵn bên dưới:

1. A: A lô, Công ty Du lịch Sài Gòn nghe đây.
B: Dạ, cô làm ơn cho tôi nói chuyện với cô Thu Thủy.
a. Bệnh viện Nguyễn Trãi, bác sĩ Hải
b. Khách sạn Sài Gòn, ông Nam, phòng 203
c. Bưu điện Thành phố, ông giám đốc
d. Công ty Bến Thành, bà Lan

2. A: Hình như cô ấy vừa mới đi ra ngoài. Anh có nhắn gì không ạ?
B: Cô làm ơn nói với cô ấy là vì bận nên chiều nay tôi không đến gặp cô ấy được.
a. chị ấy, không đi họp được
b. ông ấy, sẽ đến công ty lúc 3 giờ
c. anh Nam, sẽ về sớm
d. anh ấy, không đi uống bia với anh ấy được

3. A: Chiều nay Thủy rảnh chứ?
B: Để mình xem lại đã.
a. đi học, suy nghĩ
b. đi họp, hỏi lại
c. về nhà sớm, xin phép ông giám đốc
d. đi chơi với chúng tôi, xem lại lịch làm việc

4. A: Xin lỗi, có phải Công ty Du lịch Sài Gòn đấy không ạ?
B: Dạ, không phải. Chị nhầm số rồi. Đây là nhà riêng.
a. Khách sạn Sài Gòn, trường đại học
b. Bệnh viện Nguyễn Trãi, trường trung học Nguyễn Trãi
c. Khoa Đông Phương học, Khoa Việt Nam học
d. nhà cô Lan, Bưu điện Thành phố

5. Thực hành viết
5.1 Chọn câu thích hợp, sau đó viết lại vào chỗ trống:

VD: – A lồ, Khoa Việt Nam học nghe đây.
– Dạ, cô làm ơn cho gặp cô Mai. (2).
a .-……………………………………………………………………………………… ( ).
– Dạ không. Cám ơn cô.
b. – Ông Phú có ở đó không ạ?
– ……………………………………………………………………………………. ( ).
c. – Xin lỗi, chị cần gì ạ?
– ……………………………………………………………………………………. ( ).
d. -……………………………………………………………………………………. ( ).
Xin cô làm ơn nói lại một lần nữa
e.-……………………………………………………………………………………. ( ).
Xin lỗi, ai gọi đấy ạ?

1. Dạ, ông ấy vừa mới đi ra ngoài.
2. Dạ, cô làm ơn cho gặp cô Mai.
3. A lô, tôi nghe không rõ.
4. Dạ, phải. Tôi là Nam đây.
5. Anh có nhắn gì không ạ?
6. Xin cho tôi gọi nhờ điện thoại một chút.

5.2 Sắp xếp lại trật tự từ để thành câu đúng:
VD: Cô làm ơn nhắn với cô Thủy / anh Hưng / là / muốn / gặp cô ấy.
→ Cô làm ơn nhắn với cô Thủy là anh Hưng muốn gặp cô ấy.

1. hình như / mới / cô ấy / đi / ra ngoài .
…………………………………………………………………………………….
2. có / lúc nãy / cho / ai / gọi / tôi / không ?
…………………………………………………………………………………….
3. giờ này / có / anh ấy / ở nhà / có lẽ .
…………………………………………………………………………………….
4. cô / cho tôi / làm ơn / nói chuyện / phòng 309 / với ông Bình .
…………………………………………………………………………………….
5. không ai / chuông điện thoại / nhưng / reng nhiều lần / nhấc máy .
…………………………………………………………………………………….

5.3 Hoàn thành các câu sau:
1. Lúc nãy có người gọi điện thoại cho chị nhưng không nói tên gì.
Hình như anh ấy là…………………………………………………………………………………….
2. Hôm qua tôi gọi điện cho anh ấy hơn một chục lần nhưng không lần nào gặp.
Hình như anh ấy không…………………………………………………………………………………….
3. Tháng này tôi gọi rất ít nhưng tiền cước điện thoại rất cao.
Hình như có ai đó…………………………………………………………………………………….
4. Tôi đã gọi điện đến công ty ấy ba lần rồi nhưng không ai trả lời.
Hình như không…………………………………………………………………………………….
5. Hình như thẻ điện thoại này…………………………………………………………………………………….
6. Chị đã gọi cho John chưa? Hình như………………………………………………………………………..

5.4 Dùng kết cấu vì… nên… để nối các câu dưới đây:
VD: Tôi không muốn đi chơi. Tôi mệt.
--> Vì mệt nên tôi không muốn đi chơi.

1. Tôi gọi cho anh không được. Tôi ghi nhầm số.
…………………………………………………………………………………….
2. Chị Thu phải gọi lại nhiều lần. Đường dây bị bận.
…………………………………………………………………………………….
3. Điện thoại nhà tôi bị cắt. Tôi chưa thanh toán cước phí điện thoại.
…………………………………………………………………………………….
4. Anh ấy phải đến bưu điện. Thẻ điện thoại này chỉ gọi được trong nước thôi.
…………………………………………………………………………………….
5. Nó gọi điện thoại quốc tế nhiều quá. Tháng này nó phải trả hơn hai triệu đồng tiền cước phí điện thoại.
…………………………………………………………………………………….
6. Phước gọi điện báo là không đến được. Anh ấy bị bệnh.
…………………………………………………………………………………….
5.5 Dùng từ lại để viết lại các câu dưới đây:
VD: Tôi sẽ gọi cho cô ấy một lần nữa.
-> Tôi sẽ gọi lại cho cô ấy.
1. Cô làm ơn đọc số điện thoại của anh ấy một lần nữa.
…………………………………………………………………………………….
2. Ông ấy mới đi ra ngoài à? Năm phút sau tôi sẽ gọi một lần nữa.
…………………………………………………………………………………….
3. Điện thoại nhà tôi chưa gọi được. Xin các anh đến kiểm tra một lần nữa.
…………………………………………………………………………………….
4. Tôi sẽ nói chuyện với ông ấy một lần nữa.
…………………………………………………………………………………….
5. Anh xem tin nhắn trong điện thoại một lần nữa đi.
…………………………………………………………………………………….
6. Phải đến công ty điện thoại ký hợp đồng một lần nữa à?
…………………………………………………………………………………….

BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hiện nay, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều dịch vụ như: dịch vụ nhắn tin, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ giải đáp v.v… Nếu bạn quên số điện thoại của cơ quan, công ty hay cá nhân, bạn có thể gọi số máy 116. Còn nếu bạn muốn biết những thông tin về văn hóa, thể thao, về giá cả các mặt hàng thiết yếu, giá vé máy bay, giá vé xe lửa, các chuyến bay đi và đến, tỉ giá hối đoái v.v… thì bạn có thể hỏi số máy 1080. Ở đó, họ sẽ giải đáp cho bạn 24/24.

Sau đây là một vài số điện thoại cần thiết khác:
113: Công an
114: Cứu hỏa
115: Cấp cứu

Ngoài ra, còn có các hộp thư trả lời tự động sau đây:
8011101: Dự báo thời tiết
8011108: Tỷ giá hối đoái, giá vàng
8011141: Tin thể thao

 

Call Now Button