TẾT TRUNG THU

Phong tục ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng Tám âm lịch lúc đầu là phong tục của người Trung Quốc. Phong tục này được truyền sang Việt Nam và được người Việt sửa đổi để thích hợp với dân tộc mình. Người Trung Quốc và người Việt đều làm bánh Trung thu, còn gọi là bánh dẻo và bánh nướng, để cúng, để ăn, để biếu họ hàng, bè bạn. Trong đêm Trung thu, cả người Trung Quốc lẫn người Việt đều tổ chức rước đèn.
Tuy nhiên, Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm khác với Tết Trung thu của người Trung Quốc. Theo phong tục người Việt, bố mẹ thường bày cỗ cho các con để mừng Trung thu. Ngoài ra, bố mẹ còn mua hay làm nhiều loại đèn lồng đốt bằng nến để treo trong nhà hay để cho các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu thường có bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thủ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc và tình yêu của cha mẹ đối với mình. Cũng trong dịp này, người ta mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Tết Trung thu lúc đầu là Tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, uống trà và ngắm trăng rằm giữa mùa thu. Dần dần, Tết Trung thu trở thành Tết của trẻ em, nhưng người lớn cũng tham dự. Các em có dịp vui chơi, ca hát, phá cỗ do cha mẹ, anh chị chuẩn bị và nhất là có thể ăn bánh kẹo thoải mái mà không sợ bị mắng là ăn kẹo hỏng răng.
Không chỉ là một dịp để vui chơi, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng và tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó
sẽ được mùa. Nếu trăng màu xanh thì năm đó sẽ có thiên tai. Còn nếu trăng màu da cam, trong và sáng thì năm đó sẽ giàu mạnh, hoà bình.

I. TỪ VỰNG
hòa bình
thiên tai
trăng
ngắm
vui chơi
thoải mái
trẻ em
người lớn
tổ tiên
hoa quả
cỗ
nến
phong tục
đêm Trung thu
bánh Trung thu
rằm

1. Không chỉ là một dịp để ……….., Tết Trung thu còn là dịp để người ta …….. trăng và tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
2. Cỗ mùng Trung thu thường có bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các
thứ ………………….. khác nữa.
3. Còn nếu trăng màu da cam, trong và sáng thì năm đó sẽ giàu mạnh,………………..
4. Tết Trung thu lúc đầu là Tết của… để thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên, ăn bánh, uống trà và ngắm trăng rằm giữa mùa thu.
5. Trong ………………. cả người Trung Quốc lẫn người Việt đều tổ chức
rước đèn.
6. Nếu……………….. thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa.
7. Phong tục ăn Tết Trung thu vào ngày……………….. tháng Tám âm lịch đầu tiên là của người Trung Quốc.
8. Người Trung Quốc và người Việt đều là …………., còn gọi là bánh dẻo
và bánh nướng, để cúng, để ăn, để biếu họ hàng, bè bạn.

II. TỪ VỰNG (NGỮ CẢNH MỚI)
rằm
bánh Trung thu
phong tục
nến
hoa quả
đêm Trung thu
tổ tiên
người lớn
trẻ em
thoải mái
ngắm
hoà bình
thiên tai
trăng
cỗ

1. Trong các thành phố lớn thường có nhiều công viên để cho trẻ em…………………..
2. Thờ cúng ……………….là một trong những phong tục đẹp của người Á Đông,
3. Đêm Trung thu là một đêm……………………. rất sáng và đẹp.
4………………… là tương lai của nhân loại.
5. Hầu hết tất cả mọi người, ai cũng yêu ……………………, ghét chiến tranh.
6. Ngày 15 âm lịch trong mỗi tháng gọi là ……………………………..
7. Bánh dẻo và bánh nướng còn gọi là ……………………….
8. Leo núi và ………………………….. cảnh đẹp là một sở thích của người Hàn Quốc vào mùa thu.

III. ĐỌC HIỂU: ĐÚNG HAY SAI?
1. Người Trung Quốc cũng có Tết Trung thu.
2. Người Việt ăn Tết theo âm lịch.
3. Tết Trung thu từ xưa đến nay là tết của trẻ em.
4. Trong Tết Trung thu, người Việt ăn tiệc mặn.
5. Theo người Việt, trăng thu màu xanh là một điều tốt.
6. Trong Tết Trung thu, trẻ em có thể ăn bánh kẹo thoải mái.
7. Trong Tết Trung thu, người Trung Quốc cũng ăn bánh Trung thu.
8. Tết Trung thu là dịp để cha mẹ thể hiện tình yêu và sự chăm sóc đối với con cái.

IV. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Vì sao trẻ em rất thích Tết Trung thu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Trăng thu màu da cam có ý nghĩa gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Theo phong tục của người Việt, bố mẹ sẽ làm gì cho các con của mình trong ngày Trung thu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tết trung thu của người Việt và người Trung quốc giống nhau ở những điểm gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Trong dịp Tết Trung thu, người Việt thường mua bánh Trung thu để làm gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Cỗ Trung thu thường gồm những thứ gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
7. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em, Tết Trung thu còn có ý nghĩa gi nữa?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
8. Từ khi Tết Trung thu trở thành tết của trẻ em thì người lớn có tham gia nữa không?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

V. TÌM NGHĨA CỦA TỪ CỤM TỪ (CÓ HAI TỪ THỪA)

rằm, được mùa, hòa bình, phong tục, họ hàng, ngắm, nến, tiên đoán.

1. Thói quen của một dân tộc đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.
………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Ngày thứ 15 trong tháng âm lịch.
………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Tình trạng không có chiến tranh.
………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tập hợp gồm những người có cùng tổ tiên, cùng huyết thống.
………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Đoán trước điều sẽ xảy ra.
………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Thu hoạch trong mùa được nhiều hơn bình thường.
………………………………………………………………………………………………………………………………

Call Now Button