Reading : TẾT NGUYÊN ĐÁN – Lunar New year

tet

TẾT NGUYÊN ĐÁN

Nguyên đán” có nghĩa là đầu “năm mới” theo âm lịch. Với người Việt, đây là tết lớn nhất trong năm. Có nhiều lễ cúng và những phong tục hay trong dịp tết này. 

Cúng giao thừa: “Giao thừa” là khoảng thời gian giao nhau giữa năm cũ và năm mới. Người Việt Nam thường cúng giao thừa vào khoảng 12 giờ đêm 30 Tết, có nghĩa là khi bắt đầu của ngày mồng 1 Tết. Đồ lễ để cúng giao thừa thường có xôi, chè, bánh chưng, hoa quả, một chiếc chân giò lợn hoặc một con gà luộc. Trước đây, cũng như người Trung Quốc, người Việt đốt pháo vào đêm giao thừa để xua đuổi ma quỷ. Ngày nay, người Việt đã bỏ lệ đốt pháo.

 

Đi hái lộc: Trong đêm giao thừa, nhiều người Việt thường đi hái lộc. Người ta ra vườn, ra đường hoặc ra chùa, chọn và bẻ một cành lá non về treo trong nhà. Lá gì cũng được nhưng càng nhiều lộc càng tốt và càng nhiều ; thì càng nhiều may mắn. Cũng có những người đi hải lộc vào sáng ngày mồng 1 Tết.

 

Mừng tuổi. Sau khi cúng giao thừa, cả gia đình tập trung lại và uống rượu hoặc uống trà, ăn mứt hoặc bánh chung mừng năm mới. Ông bà, bố mẹ ngồi giữa nhà để con cháu đến chúc Tết. Ngày xưa, trong các gia đình. theo Nho giáo, các con phải lạy ông bà, cha mẹ hai lạy. Phong tục này đã bỏ từ lâu. Sau khi con cháu chúc tết, ông bà và bố mẹ mừng tuổi cho con cháu. Tiền mừng tuổi thường là những đồng tiền mới, đẹp, được cho vào phong bì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Tục mừng tuổi này mở rộng ra cả với các cháu nhỏ trong họ nội, ngoại và các gia đình hàng xóm.

Xông nhà: Người Việt tin rằng, sáng ngày mồng 1 Tết, người đầu tiên bước vào nhà mình rất quan trọng. Nếu người đó nhanh nhẹn, tính cách dễ chịu thì rất tốt, đem lại may mắn cả năm. Nhiều người còn tính tuổi xem người xông nhà đó có hợp với gia đình mình không. Vì thế, người Việt có thói quen dặn nhau từ trước ngày Tết và nhờ xông nhà hộ. Nếu vào ngày đầu năm, một người đau ốm, có fang vào nhà thì sẽ gây cho chủ nhà cảm giác không yên tâm.

Ngoài một số phong tục trên, người Việt Nam còn có vài điều kiêng kị trong ngày Tết như: Kiêng cho người có tang, người ốm, người tàn tật, người xấu tính vào nhà mình; kiêng hót rác, rác phải vun vào góc nhà, vài ngày sau mới hót; kiêng đòi nợ, trả nợ; kiêng nói những điều xấu…

Tất cả các phong tục trên vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

 

Translate to English:

LUNAR NEW YEAR “Nguyen Dan” means the beginning of the “new year” according to the lunar calendar. For Vietnamese people, this is the biggest festival of the year. There are many offerings and good customs during this Tet holiday.

New Year’s Eve offerings: “New Year’s Eve” is the intersection between the old year and the new year. Vietnamese people often worship New Year’s Eve at around 12:00 midnight on the 30th day of Tet, which means the beginning of the first day of Tet. New Year’s Eve offerings usually include sticky rice, sweet soup, banh chung, fruit, a pig’s leg or a boiled chicken. In the past, like the Chinese, Vietnamese people lit firecrackers on New Year’s Eve to ward off ghosts. Nowadays, Vietnamese people have abandoned the practice of lighting firecrackers.

Going lucky picking: On New Year’s Eve, many Vietnamese people often go picking lucky money. People go to the garden, street or temple, choose and break off a young leaf branch to hang in the house. Any leaves are fine, but the more buds, the better and the more; the more luck you have. There are also people who go fishing on the morning of the first day of Tet.
Give someone lucky money: After worshiping on New Year’s Eve, the whole family gathers and drinks wine or tea, eats jam or cakes to celebrate the New Year. Grandparents and parents sit in the middle of the house so their children and grandchildren can come and wish them Happy New Year. In the past, in families. According to Confucianism, children must bow to their grandparents and parents twice. This custom has long been abandoned. After children and grandchildren give New Year wishes, grandparents and parents congratulate their children and grandchildren. Lucky money is usually new, beautiful money, put in a red envelope to symbolize luck. This coming-of-age celebration extends to children in paternal and maternal families and neighboring families.

Breaking into the house: Vietnamese people believe that, on the morning of the first day of Tet, the first person to enter their house is very important. If that person is agile and has a pleasant personality, it is very good and will bring luck all year. Many people also calculate the age to see if the person entering the house is compatible with their family. Therefore, Vietnamese people have a habit of telling each other before Tet and asking each other to clean their houses. If on the first day of the year, a sick person or a fang enters the house, it will make the homeowner feel uneasy.
In addition to some of the above customs, Vietnamese people also have a few taboos during Tet such as: Abstain from letting mourners, sick people, disabled people, and bad-tempered people into your house; Avoid picking up trash, put the trash in the corner of the house, and then pick up after a few days; Abstain from debt collection and debt repayment; abstain from saying bad things…
All of the above customs are still kept today.

 

  1. TỪ VỰNG

cúng hoa quả bánh chưng xông nhà 

âm lịch đêm giao thừa mừng tuổi có tang

giao nhau lộc may mắn kiêng

đồ lễ chùa dễ chịu lưu giữ

 

  1. Tiền mừng tuổi thường là những đồng tiền mới, đẹp, được cho vào phong bì màu đỏ tượng trưng cho sự…………………
  2. Ngoài một số phong tục trên, người Việt có vài điều kiêng kị trong ngày Tết như: Kiêng cho người……. người ốm, người tàn tật, người xấu tính vào nhà mình.
  3. Nhiều người còn tính tuổi xem người………………. đó có hợp với gia đình mình không.
  4. Sau khi con cháu chúc Tết, ông bà và bố mẹ …………. cho con cháu.
  5. Nếu người đó nhanh nhẹn, tính cách…………..thì rất tốt.
  6. Tất cả các phong tục trên vẫn còn được………….cho đến ngày nay.
  7. “Nguyên đán” có nghĩa là đầu năm mới theo………………………
  8. Sau khi cúng giao thừa, cả gia đình tập trung lại và uống rượu hoặc

uống trà, ăn mứt hoặc……………………mừng năm mới.

  1. Người ta ra vườn, ra đường hoặc ra………chọn và bẻ một cành lá non về treo trong nhà.
  2. …………………để cúng giao thừa thường có xôi, chè, bánh chưng, hoa quả, một chiếc chân giò lợn hoặc một con gà luộc.

 

  1. TỪ VỰNG (NGỮ CẢNH MỚI)

xông nhà có tang kiêng lưu giữ

bánh chưng mừng tuổi may mắn dễ chịu

hoa quả đêm giao thừa lộc chùa

cúng âm lịch giao nhau đồ lễ

 

  1. Ở các nước nhiệt đới, ……………………………rất ngon và rẻ.
  2. Trước khi đi đâu xa, ai cũng muốn nhận được lời chúc ………………………
  3. Vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng âm lịch, nhiều người Việt thường đi lên………………
  4. Khi bị họ, tốt nhất là nên…………………………hút thuốc lá
  5. Cô ấy đang ……………………….cô ấy không nên đi đám cưới.
  6. Sau ngày Tết, một số đứa trẻ có rất nhiều tiền vì được …………………………..
  7. Tôi phải đi mua một chút ……………………. để đi lên chùa, hôm nay là ngày mùng 1 âm lịch.
  8. Người ta thường tổ chức ngày giỗ theo ……………..và kỉ niệm ngày sinh theo dương lịch.
  9. Năm 2000 là thời gian……………..giữa thế kỷ XX và thế kỷ XXI.
  10. Trước đây, đốt pháo là một phong tục của người Việt trong………………………..

 

III. ĐỌC HIỂU: ĐÚNG HAY SAU

  1. Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Việt Nam.
  2. Các gia đình Việt Nam thường cúng vào sáng ngày 30 Tết.

3, Đêm 30, tất cả mọi người Việt đều lên chùa.

  1. Vào ngày Tết, ông bà cha mẹ thường mùng tuổi cho trẻ nhỏ,
  2. Tiền mừng tuổi được để trong một phong bì màu đỏ.
  3. Người ta thích người ăn mày xông nhà mình trong ngày tết.
  4. Người Việt tin rằng sáng mùng 1 Tết, người đầu tiên bước vào của nhà mình rất quan trọng.
  5. Người Việt không thích trả nợ vào ngày mùng 1 Tết.

 

  1. TRẢ LỜI CÂU HỎI
  2. Bây giờ, ở Việt Nam, con cháu có lạy ông bà cha mẹ vào ngày Tết không?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. “Giao thừa” là gì?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. Đồ lễ để cúng giao thừa thường gồm có những gì?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. Tại sao nhiều người Việt có thói quen tính tuổi người xông nhà?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. Tại sao người ta cho tiền mừng tuổi vào phong bì màu đỏ?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. Tại sao người có tang không nên đi xông nhà người khác?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. Tại sao vào đêm 30 người ta thích hái cành cây nhiều lộc?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. Vào ngày tết, người Việt thường kiêng làm gì?

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….

  1. TÌM CÁC CẶP TỪ TRÁI NGHĨA

 

  1. mở rộng
  2. dễ chịu
  3. nhanh nhẹn
  4. họ nội
  5. đòi nợ
  6. giữ gìn
  7. bất hạnh
  1. khỏe mạnh
  2. họ ngoai
  3. đau ốm
  4. bỏ đi
  5. may mán
  6. thu hẹp
  7. trå nợ
  8. chậm chạp
  9. khó chịu

 

  1. TÌM NGHĨA CỦA TỪ CỤM TỪ (CÓ HAI TỪ THỪA)

 

(giao thừa, bánh chưng, mừng tuổi, kiêng, xông nhà, họ nội, họ ngoại, hàng xóm, có tang, chúc Tết.)

  1. Những người sống ở nhà bên cạnh nhà mình.

(……………………………………………………………………………………………………………………)

  1. Không làm một số việc vì sợ không may mắn.

(……………………………………………………………………………………………………………………)

  1. Thời gian giao nhau giữa năm cũ và năm mới. 

(……………………………………………………………………………………………………………………)

  1. Người khách đầu tiên đến nhà vào năm mới. 

(……………………………………………………………………………………………………………………)

  1. Tập hợp những người cùng tổ tiên phía bố.

(……………………………………………………………………………………………………………………)

  1. Một loại bánh không thể thiếu được trong ngày Tết của Việt Nam.

(……………………………………………………………………………………………………………………)

  1. Nói lời mong ước điều may mắn, điều tốt đẹp cho người khác vào năm mới.

(……………………………………………………………………………………………………………………)

  1. Tập hợp những người cùng tổ tiên phía mẹ.

(……………………………………………………………………………………………………………………)

 

VII. TÌM Ý CHÍNH CỦA BÀI ĐỌC

  1. Các phong tục trong ngày Tết Việt Nam
  2. Những điều không nên làm trong ngày Tết ở Việt Nam.
  3. Tết Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

 

VII. BÀI TẬP MỞ RỘNG

  1. Chọn câu trả lời đúng nhất
  2. Ngày mai chúng tôi sẽ ra sân bay để …………. bạn đi Úc.
  3. đón   b. tiễn
  4. chào d. đưa

 

  1. Máy bay bay chậm dần rồi từ từ…………. xuống đường băng.
  2. hạ cánh b. cất cánh
  3. bay lên d. dừng lại

 

  1. – Anh có ……….. bơi không?

    – Có, tôi bơi giỏi lắm.

  1. được b. có thể
  2. biết d. thể

 

  1. Chị tôi……………… tôi là ngày mai chị ấy đi du lịch.
  2. nói b. kể
  3. bảo d. a & b đúng

 

  1. Những người sống trong chùa được gọi là…………………
  2. thầy tu b. sư
  3. linh mục d. cha cố

 

  1. Ông Hai đã 59 tuổi. Năm tới ông ấy sẽ…………hưu.
  2. thôi b. nghỉ
  3. về d. b & c đúng

 

  1. Xin lỗi tôi đến muộn. Tôi bị………………xe buýt.
  2. quên b. nhỡ
  3. lỡ d. b & c đúng

 

  1. Anh đi đâu đấy, cho em đi …………………!
  2. di b. với
  3. nhỉ d. à

 

  1. Chị ấy khoá của lại và đi …………….nhà.
  2. khỏi b. ra
  3. ra khỏi d. a & c đúng

 

  1. Các anh ấy không đồng ý …………….ý kiến của tôi.
  2. cho b. với
  3. (không cần) d. b & c đúng

 

  1. Sắp xếp các từ thành câu đúng
  2. tôi /sách / ban đêm / thói quen / đọc / có / vào.

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

  1. tôi /thư / xong / gửi / viết / khi nào / đi / ngay /sẽ.

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

  1. sẽ / nếu / chúng ta / thay đổi / gặp / nhau / 9 giờ / lúc / không có gì / thì.

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

  1. sau khi / đi / anh ấy / ăn tối / ngay / ngủ.

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

  1. sửa / nhà / anh / a / vừa mới / của?

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

……………..……………..……………..……………..……………..……………..

Call Now Button